15 thg 4, 2008

Vết Nứt Trên Trường Thành

NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Vì Tây Tạng, Thế Vận Hội Bắc Kinh cháy như bó đuốc...

Trong nền văn hoá phổ thông của Trung Hoa, mà một tiêu biểu là loại truyện võ hiệp Kim Dung, Thổ Phồn là một xứ lạ, loại man di mọi rợ trong một cõi Tây Vực xa xăm. Thổ Phồn là chữ người Hoa gọi đất Tây Tạng, từ Tubo mà ra.

''Ngọn Đuốc'' Olympic


14.04.2008 17:27



Người vừa viết đơn gửi Chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế (OIC) phản đối Trung Quốc thể hiện Hoàng Sa trên bản đồ Olympic như là một phần lãnh thổ của họ, anh Lê Minh Phiếu, xác nhận, anh sẽ vẫn trở về Việt Nam để làm nhiệm vụ mà anh được bình chọn: rước đuốc. Chắc hẳn Lê Minh Phiếu đã phải bao đêm “trằn trọc”. Trên bản đồ rước đuốc Olympic, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không những được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc mà còn được cố tình phóng to, gây chú ý trong một khuôn riêng.

Quốc Hội Âu Châu Bỏ Phiếu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh

14.04.2008 16:36
Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma.
Nghị quyết không có giá trị bắt buộc nhưng cũng là một áp lực lên các lãnh tụ Liên Hiệp Âu Châu để có một thái độ mạnh mẽ hơn trước những vụ biểu tình chống đối khắp nơi về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng, và gây khó khăn cho Bắc Kinh là một quốc gia buôn bán lớn nhất đối với toàn cõi Âu châu. Nghị quyết này được sự ủng hộ của những tổ chức chính đảng trong Quốc Hội Âu châu, đã được bày tỏ qua kết quả là 580 phiếu thuận, chỉ có 24 phiếu chống và 54 phiếu trắng.
Chủ tịch Quốc Hội là ông Hans-Gert Poettering, một người bạn thân cận với nữ Thủ tướng Ðức Angela Merkel, nói rằng vào tháng trước đáng lý ra Âu châu đã phải xét lại việc tẩy chay hoàn toàn buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, và mời đức Ðạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện trước Quốc Hội. Phó Chủ tịch tổ chức này là ông Edward McMillan-Scott, một trong những người soạn thảo bản nghị quyết, đã tỏ ra vui mừng trước kết quả cuộc bỏ phiếu, và nói việc này sẽ đưa tới những áp lực đối với các chính trị gia tại Âu châu. Ông nói không chỉ những hình ảnh tàn nhẫn tại Tây Tạng và phong cách mà Trung cộng đã đối xử với người dân Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng việc này còn đi xa hơn nữa đến những vấn đề như Darfur, Miến Ðiện, Việt Nam, và ngay cả tại Trung cộng là nơi người ta được biết hiện đang có khoảng 7 triệu người đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo. Ông nhấn mạnh đây là một hệ thống đàn áp gần như không thể so sánh trong lịch sử thế giới. Và khi Thế Vận Hội được trao cho Trung cộng tổ chức vào năm 2001, ai cũng mong là sẽ thấy được những thay đổi từ quốc gia này, khi các lãnh tụ hứa hẹn là họ sẽ thay đổi. Thế nhưng họ đã không giữ lời hứa, và nay các chính trị gia trên thế giới đã tỉnh mộng trước những lời hứa hão huyền này.
Cho đến nay chủ tịch luân phiên Quốc Hội Âu châu là Slovenia và các viên chức cao cấp của Liên Âu đã lên án những hành động bạo động tại Tây Tạng, và kêu gọi Bắc Kinh hãy mở những cuộc đàm phán với nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng, nhưng đã ngưng lại trước khi tuyên bố tẩy chay toàn bộ Thế Vận Hội. Văn phòng Thủ tướng Anh quốc là ông Gordon Brown hôm thứ tư tuyên bố ông sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, nhưng nhấn mạnh rằng đây không phải là một hành động chính trị vì ông Brown sẽ có mặt trong buổi lễ bế mạc, khi Trung cộng sẽ trao đuốc và cờ Thế Vận cho Anh quốc là nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội kế tiếp vào năm 2012.
Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, là quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu khi Thế Vận Hội diễn ra vào tháng 8, cũng từng tuyên bố việc ông có tham dự lễ khai mạc Thế Vận hay không tùy vào việc Trung cộng có ngồi lại với đức Ðạt Lai Lạt Ma hay không.
Ông Graham Watson, Chủ tịch nhóm Tiến Bộ tại Quốc Hội Âu châu, nói ông hy vọng nghị quyết này sẽ làm cho chính phủ Trung cộng phải suy nghĩ lại về những ý kiến trên toàn thế giới. Ðây là một nghị quyết có tính cách đóng góp vào cộng đồng thế giới, và là một thông điệp mạnh mẽ trong thời gian này. Theo ông thì những người Trung Hoa nay đang hối hận vì đã đứng ra tổ chức Thế Vận Hội, trước khi họ sẵn sàng để thay đổi hệ thống chính trị ở quốc gia của mình.
Quốc Hội Âu châu được bầu trực tiếp bởi người dân và không có quyền can dự vào đường lối đối ngoại của những quốc gia thành viên, nhưng là nơi bày tỏ ý kiến của công chúng và đưa ra những áp lực về chính trị với các quốc gia trong toàn khối Âu châu. Quyết định cuối cùng của khối 27 quốc gia này sẽ nằm trong tay của Hội đồng Âu châu, sẽ họp vào tháng tới.


SBTN
Thượng Nghị Sĩ John McCain lên tiếng về Trung Hoa và Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008

Arlington, VA, Hoa Kỳ, 10 tháng 04, 2008:

Mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là quan trọng, và chúng ta đánh giá cao khả năng hợp tác của chúng ta với nhà cầm quyền Trung Quốc trải rộng trong các lãnh vực chiến lược, kinh tế và ngoại giao. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc phải hiểu là trong thế giới tân tiến của chúng ta, cách thức một quốc gia đối xử với dân chúng của mình là một đối tượng chính đáng của sự quan tâm quốc tế. Trung Quốc đã ký kết nhiều thoả ước quốc tế đặt sự đối xử của Trung Quốc đối với dân chúng là đối tượng của quan tâm chính đáng này, không còn là vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia. Để được làm một thành phần chủ yếu có trách nhiệm trong thế giới tân tiến, một chính quyền cũng còn phải có trách nhiệm trong nước, để bảo vệ, chứ không phải để chà đạp, các quyền của người dân chính nước mình.




Tôi lên án sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự tiếp tục trấn át tại Tây Tạng những người chỉ muốn thực hành tín ngưỡng và bảo vệ văn hóa và di sản của họ. Tôi đã theo dõi kỹ lưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi tin rằng Ông là một người của hoà bình, một người phản ảnh được những hy vọng và hứng khởi của nhân dân Tây Tạng. Tôi thúc đẩy chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hãy đề cặp thẳng nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn tại Tây Tạng bằng cách mở cuốc đối thoại chân thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhắm đến việc cho Tây Tạng được tự trị nhiều hơn. Tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc hãy bảo đảm sự phản đối ôn hòa không bị đàn áp bằng bạo lực, hày thả ngay những tu sĩ và dân chúng bị bắt giữ vì đã diễn đạt một cách ôn hòa quan điểm của họ và hãy cho phép thế giới bên ngoài được tự do vào Tây Tạng.

Tôi hiểu và khâm phục quyết định không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội của thủ tướng Anh Quốc, Gordon Brown. Tôi tin là Tổng thống Bush sẽ duyệt xét lại sự tham dự buổi lễ của Ông và, dựa trên những hành động của Trung Quốc, quyết định là có thích hợp để tham dự hay không. Nếu các chính sách và lối hành xử của Trung Quốc không thay đổi, là tôi,tôi sẽ không tham dự lễ khai mạc. Nó không phục vụ gì cho nhà cầm quyền Trung Quốc, và chắc chắn là không phục vụ gì đối với dân chúng Trung Hoa, khi mà Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác giả vờ là sự đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc không tạo sự quan tâm nào đối với chúng ta. Nó là, sẽ là và phải là mối quan tâm của chúng ta.

SAU ĐÂY LÀ NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH CỦA THƯỢNG NGHĨ SĨ JOHN MCCAIN TẠI WEBSITE CỦA ÔNG:

For Immediate Release
April 10, 2008 Contact: Press Office
703-650-5550

Statement By John McCain On China And The Olympic Games

ARLINGTON, VA -- U.S. Senator John McCain today issued the following statement on China and the Olympic Games:

"Our relationship with China is important, and we value our ability to cooperate with the Chinese government on a wide variety of strategic, economic, and diplomatic fronts. But the Chinese government needs to understand that in our modern world, how a nation treats its citizens is a legitimate subject of international concern. China has signed numerous international agreements that make China's treatment of its citizens a subject of legitimate international concern, not just a matter of national sovereignty. To be a responsible stakeholder in the modern world, a government must also be responsible at home, in protecting, not trampling, the rights of its people.

"I deplore the violent crackdown by Chinese authorities and the continuing oppression in Tibet of those merely wishing to practice their faith and preserve their culture and heritage. I have listened carefully to the Dalai Lama and am convinced he is a man of peace who reflects the hopes and aspirations of Tibetans. I urge the government of the People's Republic of China to address the root causes of unrest in Tibet by opening a genuine dialogue with His Holiness, the Dalai Lama, aimed at granting greater autonomy. I urge the Chinese authorities to ensure peaceful protest is not met with violence, to release monks and others detained for peacefully expressing their views and to allow full outside access to Tibet.

"I understand and respect Prime Minister Brown's decision not to attend the Olympic opening ceremonies. I believe President Bush should evaluate his participation in the ceremonies surrounding the Olympics and, based on Chinese actions, decide whether it is appropriate to attend. If Chinese policies and practices do not change, I would not attend the opening ceremonies. It does no service to the Chinese government, and certainly no service to the people of China, for the United States and other democracies to pretend that the suppression of rights in China does not concern us. It does, will and must concern us."

(Nguồn:
http://www.johnmccain.com/Informing/News/PressReleases/b7a26d26-c42f-4936-b22d-31a844019136.htm)
Peter Nguyễn Minh Trung

13 thg 4, 2008

Hội Nhà báo im lặng trước ''tai nạn'' của các Nhà báo!




12.04.2008 16:10

Xem hình
Phó TBT báo T., một tờ báo có phóng viên nằm trong danh sách mà A24 đề nghị khởi tố do đưa tin vụ PMU 18, kể lể rất tâm tư rằng suốt tuần qua anh như “ngồi trên đống lửa” bởi lúc lúc lại có điện thoại hỏi về việc có phải lính của anh đã bị tống đạt quyết định khởi tố bị can? Anh hỏi vì sao tai họa cứ rình rập làng báo mà không thấy Hội Nhà báo lên tiếng?

Nghe câu hỏi, Phó chủ tịch Hội ngồi trên cũng nhấp nhổm: “Tôi cũng chẳng biết nhiều hơn đồng chí, cũng chỉ nghe phong phanh thế. Mà nếu có anh em nào cố tình đưa tin sai thì Hội cũng không thể bảo vệ!”. Duy nhất có một ý kiến của vụ trưởng một cơ quan trung ương tỏ ra chia sẻ được nói rằng “khi báo cáo trung ương, chúng tôi có đề nghị phải hết sức thận trọng khi khởi tố phóng viên, bởi phải xét tương quan giữa hai việc: tha cho Nguyễn Việt Tiến và xử lý hình sự phóng viên”. Song sự chia sẻ chỉ dừng ở đó mà thiếu những căn cứ xác đáng lột trần bản chất hai sự việc.

Lật lại hồ sơ vụ án này thấy rằng, theo Quyết định số 13/VKSTC-V1A ngày 28-3 của VKSND tối cao do KSV Nguyễn Duy Hồng ký, trong 3 tội danh đã khởi tố, ông Tiến được đình chỉ 2 tội do không phạm tội (bị oan). Riêng tội “Thiếu trách nhiệm…” VKS thấy rằng đủ yếu tố cấu thành, nhưng xét khoản 1 Điều 25 BLHS miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Việt Tiến. Khoản 1 điều luật này nói, sẽ miễn nếu do chuyển biến của tình hình mà hành vi của tội phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội nữa!

Theo các chứng cứ có trong hồ sơ, Nguyễn Việt Tiến đã thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo PMU 18, để xảy ra nhiều vi phạm pháp luật. Cụ thể, bản thân Tiến ký “cho mượn” 4 xe ô tô gây thiệt hại cho nhà nước (dù có xe đã được lãnh đạo Bộ đồng ý và đây là tình tiết gỡ cho Tiến), song kiểu xài sang tài sản nhà nước đó đã “làm gương” cho Dũng “tổng” dẫn đến sau này Dũng “cho mượn” tới trên 20 xe hơi đắt tiền khác. Hơn thế, đội ngũ của PMU 18 hiện đang “nhập trại” có khá nhiều người do Nguyễn Việt Tiến dẫn dắt, đào tạo, song đã phát hiện họ đánh bạc, khai khống rút tiền nhà nước.

Như vậy có thể nói, dù “tình hình có chuyển biến” như lý lẽ VKS thì các hành vi tùy tiện sử dụng tài sản công gây thiệt hại và để cấp dưới phạm tội nhiều như thế vẫn nguy hiểm cho xã hội như thường, không đúng như quy định tại khoản 1 Điều 25 BLHS! Tuy nhiên, có thể chấp nhận thêm các căn cứ VKS đưa ra: không phát hiện Nguyễn Việt Tiến vụ lợi và có nhiều đóng góp cho ngành GT-VT… để mà miễn trách nhiệm hình sự.

Đổi lại, với 3 nhà báo đang “nằm trên thớt”, theo BL, hành vi phạm tội có thể là có thật. Song đến nay cả CQĐT và VKS hiện chưa thu thập được chứng cứ nào chứng minh động cơ đưa tin về vụ PMU 18 của họ là vụ lợi (như nhận tiền của đối thủ chính trị cạnh tranh với ông Tiến, ông Oánh hoặc lý do khác…). Thêm nữa, họ là những người chấp hành chỉ đạo của BBT báo, đưa tin theo sự kiện đang diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của bạn đọc về vụ PMU 18 nói riêng, công cuộc chống tham nhũng nói chung. Chính VKS đã xác nhận công lao này của báo chí cách mạng VN, mà xét góc độ cá nhân, 3 nhà báo đang bị gọi hỏi có đóng góp không nhỏ trong nhiều vụ khác.

Thêm nữa, Viện phó VKSND tối cao Hoàng Nghĩa Mai thừa nhận, trong bối cảnh phê chuẩn lệnh bắt, khám xét đối với ông Tiến, nếu “ai đó” mà không phê, hoặc nói ngược, chắc chắn sẽ bị nghĩ khác. Và ông Viện phó xác nhận, cơ quan pháp luật đã hành xử theo áp lực dư luận! Như vậy cần lật lại bối cảnh khi ấy: chỉ cần nhà báo, tờ báo nào không đưa tin, hoặc ngừng đưa tin (chưa nói đưa tin theo chiều ngược)… cũng chắc chắn sẽ gây nghi ngờ, thất vọng cho bạn đọc! Thậm chí có nhà báo đã bị phê bình, dọa kỷ luật vì chần chừ đứng ngoài cuộc…

Như vậy, giống như Nguyễn Việt Tiến, ba nhà báo phải được áp dụng khoản 1 Điều 25 BLHS để miễn trách nhiệm hình sự (nếu có). Và như thế, Hội Nhà báo không thể im lặng nữa…

(Theo Bút lông)